Trẻ 7 tháng tuổi đã có những thay đổi, ngày càng tinh nghịch và hiếu động. Bé bắt đầu muốn khám phá nhiều hơn về thế giới xung quanh. Click tìm hiểu ngay nhé!
Giai đoạn phát triển của trẻ ở giai đoạn 7 tháng sẽ khiến ba mẹ cảm thấy vô cùng thú vị. Bé sẽ có những thay đổi lớn về mặt cảm xúc trước thế giới xung quanh. Để có có thêm những thông tin hữu ích về trẻ 7 tháng tuổi, ba mẹ hãy cùng chuyên mục Chăm sóc bé 0 – 3 tuổi của AVAKids tham khảo bài viết dưới đây.
1Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi
Khả năng vận động thô
- Bé bắt đầu có thể tự ngồi được, dần dần vững vàng hơn.
- Bé biết bò thành thạo.
- Bé có thể vịn và tự đứng dậy.
Xem thêm: Cách dạy trẻ tập đứng, trẻ mấy tháng biết đứng, bài tập vận động cho trẻ sơ sinh
Khả năng vận động tinh
- Trẻ có thể cầm hai vật cùng một lúc
- Trẻ có thể cầm một vật và chuyển từ tay này sang tay kia.
- Trẻ có thể nhặt đồ vật ở dưới đất.
Xem thêm: Trò chơi phát triển vận động tinh
Vân động tinh ở trẻ 7 tháng
Ngôn ngữ của trẻ 7 tháng tuổi
- Trẻ có thể nhớ một số sự kiện mới xảy ra.
- Trẻ biết nói bập bẹ với mọi người.
- Trẻ sẽ thể hiện sự yêu thích với những màu sáng, bắt mắt.
- Trẻ sẽ tò mò về thế giới xung quanh, đặc biệt là các đồ vật ngoài tầm với.
- Trẻ 7 tháng đã nhận ra tên của mình trong các cuộc trò chuyện.
- Trẻ hứng thú khi xem các đồ vật đang di chuyển.
- Trẻ sẽ tìm các đồ vật bị giấu dưới đồ chơi hay quyển sách bị giấu dưới chăn.
Xem thêm: Trò chơi ú oà, dạy trẻ tập nói
Cảm xúc của bé
- Em bé sơ sinh cười và có thể thể hiện cảm xúc rõ ràng hơn như cáu kỉnh, khó chịu…
- Trẻ có thể nhận ra và cảm thấy thích thú khi nhìn thấy người quen.
- Bắt đầu biết cách quan sát cảm xúc của cha mẹ và cố gắng bắt chước.
- Biết thể hiện thứ mình thích và không thích
- Phát hiện những đứa trẻ khác khóc và có thể khóc theo.
- Trong giai đoạn 7 tháng tuổi bé sẽ sợ người lạ.
Mọc răng ở trẻ 7 tháng
Trong giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ có thể mọc răng cửa đầu tiên ở hàm dưới. Nếu trong thời điểm này trẻ chậm mọc răng cũng không có gì đáng lo ngại, nếu trẻ vẫn phát triển thể chất bình thường.
Nếu trẻ mọc răng kèm theo tình trạng còi cọc, chiều cao và cân nặng hoặc có một số biểu hiện như: trẻ sơ sinh mút tay, biếng ăn sinh lý, trẻ quấy khóc đêm, trẻ mọc răng, trẻ bị sốt,… thì có thể trẻ đang chậm mọc răng do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Nên ba mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.
Sau 12 tháng nếu trẻ vẫn chứa mọc răng thì ba mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn. Không nên tự ý bổ sung canxi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Bệnh tiêu chảy ở trẻ em, trẻ sơ sinh bị táo bón, răng sữa mọc lệch
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
Trẻ 7 tháng tuổi mẹ hãy tập ăn thô cho trẻ và cung cấp từ 113-250g thực phẩm mỗi ngày bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức. Mẹ hãy bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm bằng cách nghiền hoặc xay nhuyễn thức ăn.
Trẻ 7 tháng tuổi đã ăn được các thực phẩm đặc hơn và ít loãng
2Cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi
Ăn dặm cho bé
Ngoài việc bú sữa, trẻ 7 tháng tuổi cũng đã bắt đầu chuyển sang ăn bột mặn hoặc cháo xay nhuyễn. Thức ăn dặm sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất giúp trẻ phát triển tốt nhất. Do đó, thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng cần đảm bảo cung cấp dưỡng chất như: chất béo, đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
Xem thêm: Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé, thực đơn ăn dặm BLW
Vui chơi cùng con
Để trẻ 7 tháng tuổi phát triển tốt nhất, ba mẹ hãy dành nhiều thời gian chăm sóc và vui chơi cùng bé. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng học hỏi các kỹ năng và gắn kết gia đình hơn. Đặc biệt, một số trò chơi cho trẻ sơ sinh như:
- Tập cho bé phối hợp tay, mắt và chân nhằm thúc đẩy thị giác của trẻ sơ sinh.
- Ba mẹ cùng chơi trò trốn tìm để khuyến khích sự phát triển trí nhớ, thị giác.
- Giao tiếp và chơi với bé nhằm tăng khả năng tương tác với con.
- Cho trẻ nghe những bài đồng dao, bài hát thiếu nhi có giai điệu đều đặn.
- Dạy màu sắc cho bé bằng các sách để kích thích thị giác và thính giác.
Giữ an toàn cho trẻ
Trẻ 7 tháng tuổi có thói quen cho tất cả các đồ vật vào miệng nên ba mẹ cần đề phòng để tránh gây tình trạng nghẹt thở ở trẻ. Không nên để trẻ chơi các đồ vật nhỏ, tròn hoặc quá trơn. Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ hóc như: rau câu, nhãn, quả sơ ri,…
Ngoài ra, trẻ 7 tháng tuổi cũng đã biết bò và có thể di chuyển khắp mọi nơi, mẹ cần quan sát để tranh bé va chạm hoặc té ngã. Không nên để trẻ một mình trên giường, trên sofa.
3Câu hỏi thường gặp khi chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi
Trẻ 7 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh từ 6 – 9 tháng tuổi là từ 11h đêm và 2 giấc ngủ ngắn ban ngày khoảng 1-1.5h/ giấc.
Xem thêm: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm, cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất, giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em
Trẻ 7 tháng tuổi đi ngoài mấy lần?
Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi sẽ có sự thay đổi. Thông thường, trẻ 7 tháng sẽ đi ngoài từ 1-2 lần/ngày và phân có mùi nặng và đặc thành khuôn. Nhưng có những trẻ chỉ đi 1 lần/ngày hoặc có thể vài ngày mới đi 1 lần.
Xem thêm: Trẻ đi ngoài phân xanh, trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu
Trẻ 7 tháng tuổi bao nhiêu kg?
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng của trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi đối với bé nam trung bình là 8.6kg, còn với bé gái là 7.9kg. Thường trong từ khoảng 6 tháng đến 1 năm cân nặng của bé sẽ tăng chậm hơn so với trước đó, mỗi tháng chỉ tăng khoảng 300 – 400g.
Trẻ 7 tháng tuổi có cân nặng phát triển nhanh chóng
Bé 7 tháng tắm mấy giờ?
Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi là trước 3 giờ chiều để đảm bảo sức khỏe cho con. Do đó, mẹ nên nắm rõ lịch sinh hoạt cho bé 7 tháng để cho con tắm trong khung giờ phù hợp nhất nhé!
Bên cạnh đó, còn tùy thuộc vào các yếu tố như thời tiết, nhiệt độ và tình trạng sức khỏe của trẻ, bố mẹ có thể điều chỉnh thời gian tăm phù hợp. Ba mẹ không nên tăm cho trẻ vào lúc đói hoặc vừa mới ăn xong để tránh bị nôn trớ, khó chịu.
Xem thêm:
- Trẻ 8 tháng
- Trẻ 9 tháng
- Trẻ 10 tháng
Bài viết trên AVAKids đã giới thiệu đến các mẹ giai đoạn phát triển của trẻ 7 tháng tuổi. Giai đoạn này trẻ rất hiếu động và tinh nghịch, thích khám phá mọi thứ xung quanh. Do đó, ba mẹ nên dành thời gian chơi cùng con nhé!
Hà Trang tổng hợp
Khắc Huy đã kiểm duyệt
Theo: Avakids