Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ 6 tháng tuổi

Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi đã có những thay đổi và phát triển ngày càng nhanh chóng, bé bắt đầu muốn khám phá về thế giới xung quanh nhiều hơn. Cùng tìm hiểu ngay với AVAKids nhé

Trẻ 6 tháng tuổi đã có những thay đổi và phát triển ngày càng nhanh chóng, bé bắt đầu muốn khám phá về thế giới xung quanh nhiều hơn. Cùng tìm hiểu ngay với AVAKids nhé

Mục lục

Trẻ 6 tháng tuổi thường rất ham vui và muốn chơi đùa cùng ba mẹ nhiều hơn. Vậy giai đoạn phát triển của trẻ ở cột mốc 6 tháng tuổi có gì đặc biệt. Ba mẹ hãy cùng chuyên mục Chăm sóc bé 0 – 3 tuổi của AVAKids tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu ngay nhé!

1Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Chỉ số chiều cao và cân nặng

Theo bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh theo đánh giá của WHO, trung bình bé gái 6 tháng tuổi sẽ nặng khoảng 7.3kg và dài 65.7cm, bé trai sẽ nặng khoảng 7.9kg và dài khoảng 67.6cm. Thời điểm này trẻ đã tăng trưởng gấp đôi trọng lượng so mới lúc mới sinh.

trẻ 6 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg

Trẻ 6 tháng tuổi đang phát triển rất nhanh chóng

Giấc ngủ của bé 6 tháng

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 6 tháng thường kéo dài từ 1 – 3 tiếng vào ban ngày và 10 tiếng vào ban đêm. Ngoài ra, giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng đi theo những chu kỳ nhất định mà ba mẹ nên biết.

Xem thêm: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em, mẹo để bé ngủ không giật mình, trẻ ngủ nằm sấp

2Cột mốc phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi là cột mốc để bé bắt đầu làm quen và học hỏi. Do đó, ba mẹ cần biết cách chơi với trẻ sơ sinh để giúp trẻ phát triển tốt nhất. Ba mẹ có thể tạo ra những trò chơi cho trẻ sơ sinh từ những thứ đơn giản để trẻ làm quen với thế giới xung quanh mình.

Khả năng vận động thô

  • Khi nằm bé biết bò và có thể thực hiện động tác lật người một cách thuần thục.
  • Khi kéo tay bé dậy thì bé có thể giữ được thăng bằng, lưng và hông thẳng, ngẩng đầu và tự do hoạt động.
  • Khi được ngồi trên ghế bé có thể cầm và lắc đồ chơi.
  • Nếu ngồi bị ngã bé có thể tự ngồi dậy, nhưng thân người phải gập về phía tước và dùng hai tay để chống đỡ.
  • Khi đỡ lưng bé đứng dậy thì bé có thể nhảy lên nhảy xuống.

Xem thêm: Bài tập vận động cho trẻ sơ sinh, tập ngồi cho trẻ

Kỹ năng vận động tinh

  • Những ngón tay của bé có thể thao tác động tác cầm nắm.
  • Khi đặt đồ chơi cạnh bé, bé sẽ với tay để cầm nắm đồ chơi.
  • Khi bú sữa, tay của bé đã có thể cầm được bình sữa.
  • Khi cầm đồ chơi, bé có thể lắc cổ tay để đồ chơi di động.
  • Khi bị quần áo che mặt, bé có thể dùng tay để gạt ra.

Xem thêm: Tự làm đồ chơi cho bé sơ sinh, trò chơi phát triển vận động tinh

Sự thích ứng của bé

  • Khi cho bé nằm nếu có treo lục lạc, bé sẽ vươn tay ra để bắt lấy.
  • Khi bé ngồi dậy nếu đặt đồ chơi trước mặt, bé sẽ cầm lấy.
  • Khi ba mẹ lấy vật trong tay bé và đặt lên giường bé sẽ trườn người ra để lấy.
  • Nếu đồ chơi trong tay rơi xuống đất, bé sẽ cúi xuống để tìm.
trẻ 6 tháng tuổi biết là gì

Trẻ 6 tháng tuổi đã có khả năng thích ứng

Khả năng ngôn ngữ

  • Mẹ có thể dạy bé tập nói các âm đơn, độ to nhỏ, cao thấp hay nhanh chậm của âm thanh cũng có thể thay đổi.
  • Khi học nói hoặc cảm thấy phấn khích bé sẽ có nhiều động tác và cử chỉ, bé cũng có phản ứng với giọng nói của phụ nữ.
  • Bé có thể biểu đạt vui buồn qua âm thanh, có những phản ứng khác nhau đối với từng ngữ điệu nói của ba mẹ.
  • Khi nghe thấy ba mẹ hoặc người quen gọi tên mình bé sẽ xoay đầu lại, do đó ba mẹ có thể tìm một số trò chơi phát triển ngôn ngữ để vui chơi cùng bé.

Khả năng giao tiếp của trẻ

  • Khi soi trước gương, em bé sơ sinh cười với cái bóng của mình, nhưng đã phân biệt được bóng trong gương và mình là khác nhau.
  • Khi hai tay thay phiên nhau chạm vào đồ vật, bé có thể cảm nhận được bộ phận khác nhau của cơ thể.
  • Bé không thích những người lạ.
  • Khi người lớn rửa mặt cho bé, nếu như không thích, bé sẽ đẩy tay người lớn ra.
  • Bé có thể phân biệt được người lớn và trẻ nhỏ, biết cười với người khác và đưa tay ra chạm vào người khác.

3Cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mất đi lượng sắt vốn có trong cơ thể nên các mẹ hãy bổ sung sắt cho bé từ một số món ăn như bột ngũ cốc, trái cây xay nhuyễn,… Vì trái cây là thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp chuyển hóa chất sắt trong cơ thể, hương vị thơm ngon, mềm mịn nên sẽ được nhiều bé yêu thích.

Trẻ 6 tháng tuổi ăn được những gì

Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể ăn dặm

Xem thêm: Bé 6 tháng ăn được trái cây gì, cách làm bột ngũ cốc cho bé, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Lịch chích ngừa cho bé 6 tháng

Tiêm vacxin cho trẻ là điều ba mẹ cần làm để tăng hệ miễn dịch và giúp con phòng ngừa một số loại bệnh truyền nhiễm. Mẹ có thể tham khảo lịch tiêm phòng cho bé của AVAKids tổng hợp để có kế hoạch tiêm ngừa cho con càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Bảng giá tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, tiêm 6 trong 1 có sốt không

Chăm sóc răng miệng cho trẻ

Trẻ 6 tháng tuổi cũng bắt đầu có những dấu hiệu mọc răng sữa rõ rệt. Do đó, ba mẹ nên theo dõi các dấu hiệu khi trẻ mọc răng để phòng ngừa tình trạng răng sữa mọc lệch và bắt đầu vệ sinh răng miệng cho bé. Thời điểm này mẹ cũng nên chải rướu cho trẻ bằng bàn chải mềm với một lượng nhỏ kem đánh răng.

Hoạt động giúp trẻ 6 tháng tuổi phát triển

Cách dạy trẻ tập đứng bằng việc giữ ở tư thế thẳng đứng là điều mà ba mẹ cần làm ở giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi. Ngoài ra, giai đoạn này bé cũng thích nói chuyện với ba mẹ. Do đó, ba mẹ hãy dành nhiều thời gian chơi với con để giúp bé phát triển trí não và các kỹ năng cần thiết.

Đặc biệt, ba mẹ không nên cho trẻ chơi những đồ vật nhỏ vì bé sẽ dễ nuốt phải và gây ra nghẹt thở ở trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ đồ chơi cho bé để phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn.

Xem thêm: trò chơi ú òa

Lịch sinh hoạt cho bé 6 tháng

Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, bé yêu sẽ năng động hơn rất nhiều so với những tháng trước nên ba mẹ cần chú ý hơn. Lịch sinh hoạt của bé 6 tháng tuổi mà ba mẹ có thể tham khảo như:

  • 07h00: Bé thức dậy và ăn sáng bằng sữa mẹ, sữa công thức hoặc đồ ăn dặm.
  • 09h00: Ba mẹ cho bé ngủ một giấc ngắn đầu tiên trong ngày 45 phút đến 1 tiếng.
  • 10h00: Thức dậy, ăn bữa phụ và chơi với bố mẹ.
  • 11h30: Có giấc ngủ ngắn khoảng 1 tiếng.
  • 12h30: Thức dậy và ăn bữa trưa.
  • 14h00: Ba mẹ cho bé ngủ trưa.
  • 16h00: Thức dậy, bú bình và chơi đùa.
  • 18h00: Cho bé ăn bữa tối
  • 19h00: Tắm cho trẻ sơ sinh, kể chuyện và massage cho trẻ sơ sinh.
  • 19h30: Cho bé đi ngủ.

Xem thêm: Bữa phụ cho bé 6 tháng, món ăn dặm từ bơ, món ăn dặm từ chuối

Xem thêm:

  • Trẻ 7 tháng tuổi
  • Trẻ 8 tháng tuổi
  • Trẻ 9 tháng tuổi

Bài viết trên AVAKids đã giới thiệu đến bạn đọc sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp ba mẹ chăm sóc bé tốt nhất trong giai đoạn quan trọng này. 

Hà Trang tổng hợp

Khắc Huy đã kiểm duyệt

1. https://www.huggies.com.vn/cham-soc-be/phat-trien-cua-be-qua-tung-thang/be-6-thang-tuoi

2. https://www.marrybaby.vn/su-phat-trien-cua-tre/nam-dau-doi-cua-be/cot-moc-phat-trien-be-so-sinh/be-6-thang-tuoi-biet-lam-gi

3. https://www.huggies.com.vn/cham-soc-be/phat-trien-cua-be-qua-tung-thang/be-6-thang-tuoi

Theo: Avakids

Hồng Diệp
Hồng Diệp

Tôi là Hồng Diệp chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé. Tôi hiện đang làm việc tại TPHCM, Đà Nẵng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ happymommy.vn

Bài viết: 240

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook MessengerTelegramTiktok