Khó thở khi mang thai là triệu chứng có thể gặp ở một số mẹ bầu, nhất là vào 3 tháng cuối. Tình trạng này khiển mẹ lo lắng vì không biết sức khỏe đang gặp vấn đề gì. Liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không? Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Bibo Mart sẽ giúp ba mẹ làm rõ vấn đề này.
1. Nguyên nhân mẹ bầu khó thở 3 tháng cuối
Ba tháng cuối là giai đoạn thai nhi có sự phát triển vượt bậc về thể chất. Điều nãy sẽ dẫn đến:
- Bé cần nhiều oxy hơn cho sự phát triển. Do đó, để cung cấp đủ oxy cho cho nhu cầu của trẻ, cơ thể mẹ tăng nhip thở so với bình thường. Từ đó gây cảm giác khó thở, thở gấp.
- Sự phát triển vượt trội của trẻ làm kích thước tử cung tăng nhanh trong 3 tháng cuối gây áp lực lên cơ hoành. Điều này dẫn đến giảm không gian trao đổi oxy của phổi.
- Lượng máu đến rau thai để cung cấp cho thai nhi nhiều hơn nên tim của mẹ phải hoạt động nhiều hơn. Điều này làm mẹ bầu thấy mệt khi hít vào, thở khó khăn hơn.
- Ngoài ra, vị trí của em bé trong bụng cũng có thể làm bà bầu bị khó thở.
2. Nguyên nhân khác khiến bà bầu khó thở khi mang thai 3 tháng cuối
Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp gây khó thở khi mang thai, còn có một số nguyên nhân khác như:
- Mẹ bị hen suyễn
- Mẹ mắc bệnh lý về tim, cơ tim
- Mẹ bị thuyên tắc phổi
- Do mẹ bị tích nước trong cơ thể
- Mẹ bị thiếu máu khi mang thai
3. Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối cần làm gì để giảm tình trạng khó thở
Nếu mẹ cảm thấy chỉ khó thở nhẹ thì chỉ cần nằm nghỉ ngơi là hết, hoặc tình trạng này không làm mẹ khó chịu hay ảnh hưởng đến công việc hằng ngày thì mẹ không cần quá lo lắng. Đây có thể là những thay đổi bình thường của thai kỳ và không ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cho thai nhi. Mặc dù mỗi lần thở lượng không khí đi vào ít hơn so với bình thường nhưng cơ thể mẹ sẽ có những bù trừ để cả mẹ và bé đều nhận đủ oxy.
Để cảm thấy dễ chịu hơn, mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Nghỉ ngơi: Khi thấy mệt hoặc khó thở, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Thay đổi tư thế: Khi cảm thấy thở khó khăn hơn, mẹ nên giữ thẳng lưng khi ngồi hoặc đứng giúp phổi có thêm khoảng không gian tiếp nhận oxy dễ dàng. Nếu mẹ khó thở về đêm, có thể chèn gối vào lưng để giảm áp lực của thai nhi lên phổi. Nằm nghiêng trái là tư thế giúp mẹ hít thở dễ dàng hơn mà không ảnh hưởng đến máu tới bánh nhau nuôi thai.
- Vận động nhẹ nhàng: Mẹ nên tập các bài thể dục như đi bộ, yoga, thiền… một cách phù hợp, an toàn để điều hòa nhịp tim và cải thiện nhịp thở.
4. Khi nào mẹ bầu cần đi viện nếu thấy khó thở
Nếu mẹ bầu bị một trong các tình trạng sau, mẹ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Mẹ bị khó thở đột ngột hoặc mức độ khó thở nhiều.
- Mẹ thở gấp, tim đập nhanh hoặc nhịp tim tăng kéo dài
- Mẹ bị hen suyễn nghiêm trọng
- Mẹ thấy đau ngực hoặc đau khi thở
- Mẹ thấy khó thở kèm ho, sốt…
- Môi nhợt và các đầu ngón tay, chân của mẹ chuyển sang màu tím, xanh
- Mẹ bị mắc các bệnh mạn tính
5. Một vài lưu ý để mẹ bầu 3 tháng cuối đạt hiệu quả hô hấp tốt hơn
Để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi trong bụng, mẹ bầu 3 tháng cuối nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá
- Tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm, độc hại, chất gây dị ứng cho mẹ bầu
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức
- Đảm bảo nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ và thoáng mát.
Hi vọng qua bài viết vừa rồi, ba mẹ đã biết được hướng giải quyết đúng và phù hợp đối với tình trạng khó thở khi mang thai 3 tháng cuối của bản thân. Chúc ba mẹ luôn khỏe mạnh và bình an!
Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé BiboCare
Phòng đào tạo và tư vấn – BiboCare
Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé BiboCare
Phòng đào tạo và tư vấn – BiboCare
Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé BiboCare
Phòng đào tạo và tư vấn – BiboCare
Website tổng hợp từ nguồn internet nên bạn vui lòng liên hệ tác giả của bài viết. Chúng tôi tuyên bố miễn trách nhiệm cộng đồng về nội dung chia sẽ!
Nguồn: Biomart