Khi nào cho trẻ ăn dặm cá? Gợi ý công thức chế biến món ăn dặm từ cá hấp dẫn thơm ngon

Khi nào cho trẻ ăn dặm cá? Gợi ý công thức chế biến món ăn dặm từ cá hấp dẫn thơm ngon

Đến tuổi ăn dặm, thịt cá thường được cha mẹ đưa vào thực đơn của con. Vậy khi nào cho trẻ ăn dặm thịt cá, cần chọn lựa loại cá và cách chế biến ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Đến tuổi ăn dặm, thịt cá thường được cha mẹ đưa vào thực đơn của con. Vậy khi nào cho trẻ ăn dặm thịt cá, cần chọn lựa loại cá và cách chế biến ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!

Mục lục

Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, món cá thường được cha mẹ đưa vào thực đơn của con. Cá là một nguồn protein bổ dưỡng và chứa nhiều vi chất hữu ích khác, tùy thuộc vào loại cá và cách chế biến. Trong bài viết này, cha mẹ hãy cùng AVAKids tìm hiểu những điều cần biết về việc cho trẻ ăn dặm với cá nhé!

Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, thịt cá thường được cha mẹ đưa vào thực đơn của con. Nguồn: Unsplash

Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, thịt cá thường được cha mẹ đưa vào thực đơn của con. Nguồn: Unsplash

1Nguy cơ dị ứng cá

Cá là một trong tám chất gây dị ứng thực phẩm hàng đầu. Theo Đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (ACAAI), tỷ lệ dị ứng cá được ước tính là dưới 2% ở trẻ em và dưới 5% ở người lớn. Mặc dù tỷ lệ này ngày càng tăng nhưng nhìn chung dị ứng thực phẩm vẫn tương đối hiếm xảy ra.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), không có bằng chứng nào cho thấy việc trì hoãn ăn cá sẽ giúp trẻ không bị dị ứng thực phẩm. Điều này cũng áp dụng cho các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như sữa bột, trứng và bơ đậu phộng. Trên thực tế, một số bằng chứng cho thấy ăn các thực phẩm trên từ nhỏ có thể phòng ngừa một số bệnh dị ứng như hen suyễn, chàm và viêm mũi dị ứng.

Các dấu hiệu dị ứng thức ăn: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, nhức đầu, phát ban trên da, nổi mề đay và sốc phản vệ – một phản ứng dị ứng cấp tính có thể gây khó thở.

– Nếu trẻ phát ban, tiêu chảy hoặc nôn sau khi ăn thực phẩm nào, hãy gọi điện thoại nhờ bác sĩ nhi khoa tư vấn.

– Nếu mặt trẻ sưng lên hoặc khó thở, hãy đến phòng cấp cứu gần nhất ngay lập tức.

2Thời điểm thêm cá vào khẩu phần ăn của trẻ

Mặc dù cá nằm trong danh sách thực phẩm dễ gây dị ứng, nhưng hầu hết các bé đều có thể ăn cá mà không gặp vấn đề gì. Cá là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng dưỡng mà cha mẹ có thể thêm vào chế độ ăn của trẻ khi chúng sẵn sàng cho thức ăn đặc.

Khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu cho con ăn một số loại cá được nấu chín đúng cách. Ở độ tuổi này, việc cho ăn chủ yếu là để bé làm quen và nhận biết các kết cấu – mùi vị khác nhau. Trẻ sơ sinh vẫn nhận được phần lớn dinh dưỡng từ sữa công thức hoặc sữa mẹ.

3Làm thế nào giúp con ăn cá an toàn?

Bất kỳ loại thực phẩm nào được thêm vào khẩu phần của con đều phải ở dạng và kết cấu phù hợp. Theo AAP, cha mẹ có thể cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm dễ gây dị ứng sau khi trẻ đã dung nạp một vài loại thức ăn rắn khác như ngũ cốc, trái cây hoặc rau.

Vào lần đầu tiên cho trẻ ăn cá, cha mẹ nên tự tìm hiểu, mua nguyên liệu và chế biến. Bằng cách này, bạn sẽ biết được cá đã được sơ chế và nấu đúng cách hay chưa.

Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của bé, cha mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi cho trẻ ăn cá, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử dị ứng thực phẩm.

Cách chọn cá cho trẻ

Thêm cá vào chế độ ăn dặm của trẻ từ 4 - 6 tháng tuổi. Nguồn: Unsplash

Thêm cá vào chế độ ăn dặm của trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi. Nguồn: Unsplash

Cá là một nguồn protein nạc tuyệt vời và chứa các axit béo thiết yếu thúc đẩy sự phát triển của não bộ của trẻ. Ngoài ra, thịt cá cung cấp sắt, canxi, kẽm và magie. Một số loại cá như cá hồi chứa vitamin D – một chất rất quan trọng trong việc hấp thụ canxi.

Khi bắt đầu cho bé ăn cá, cha mẹ cần phải tìm hiểu rõ và xem xét đặc điểm các loại cá để đưa ra chọn lựa phù hợp.

  • Chọn cá tươi.
  • Nên chọn cá nước ngọt vì sự lành tính, dễ tiêu hóa.
  • Hãy chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá tuyết, cá tuyết chấm đen, cá ngừ, cá hồi và cá rô phi. Tránh cá kiếm, cá thu, cá mập và cá đầu vuông (hay cá nàng đào) do hàm lượng thủy ngân cao.
  • Bắt đầu với các loại cá có hương vị nhẹ nhàng như cá bơn, cá tuyết chấm đen, cá tuyết hay cá hồi.
  • Đảm bảo cá đã được lọc sạch xương để tránh nguy cơ trẻ bị hóc.
  • Cá phải được nấu chín kỹ. Không cho trẻ ăn cá sống, tái cũng như món gỏi và sushi.

Cách chuẩn bị và chế biến cá

Cha mẹ có thể sáng tạo công thức nấu ăn tùy thuộc vào độ tuổi và sở thích của bé, chẳng hạn như hấp, luộc, nướng hoặc áp chảo cá. Bạn cũng có thể trộn cá với trái cây hoặc rau củ mà bé yêu thích. Hãy bỏ qua món cá chiên vì lớp vỏ giòn bên ngoài có thể gây nguy cơ nghẹt thở hoặc khó nhai nuốt. Nói chung, hạn chế đồ chiên rán trong khẩu phần ăn của con.

Công thức nấu cháo cá cho bé

Nhìn chung với khẩu phần cho trẻ tầm 4 – 6 tháng tuổi, các món ăn nên nấu đơn giản và không cần nêm gia vị. Khi tự chế biến, cha mẹ có thể cắt cá đã nấu chín thành từng miếng nhỏ và thêm nước (nước dùng, nước ép rau củ,..), sau đó xay nhuyễn cho đến khi đạt được kết cấu mong muốn.

Dưới đây là một vài công thức nấu cá để cha mẹ có thể tham khảo.

Cháo cá hồi rong biển thơm ngon

Cá hồi là thực phẩm giàu omega 3 cho bé và cũng là thực phẩm giàu vitamin B6 được nhiều mẹ lựa chọn. Rong biển là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, kích thích hệ tiêu hóa và dễ hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy, món cháo cá hồi rong biển cho bé luôn được các mẹ lựa chọn trong thực đơn của bé.

Nguyên liệu:

  • Cá hồi: 30 gram
  • Gạo tẻ: 1/3 bát
  • Rong biển cho bé ăn dặm: 2 – 3 miếng
  • Củ nén: 1 – 2 củ
  • Dầu oliu cho bé: 1 muỗng cà phê

Cách làm:

  • Rong biển ngâm với nước sau đó vớt ra, hấp cho chín sơ.
  • Cá hồi hấp chín sơ, lọc bỏ đi phần xương rồi xào qua với củ nén đập dập.
  • Cho một nắm gạo và nước vào nồi rồi nấu chín đến khi nhừ.
  • Cho cá hồi cùng rong biển vào máy xay và xay nhuyễn. Sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào cháo và nấu chín nhừ.
Xem chi tiết: 15+ món cháo cá hồi cho bé đầy đủ dinh dưỡng

Cháo cá lóc với rau mồng tơi

Nguyên liệu:

– Cháo trắng nấu sẵn- Rau mồng tơi- Cá lóc phi lê- Gia vị, tỏi, hành tiêu

Chế biến:

– Rửa sạch cá bằng chanh, sau đó đem ướp với gừng nhằm khử hết mùi tanh.- Hấp cá đến khi chín kỹ.- Cá chín lọc sạch xương.- Phi tỏi ngả vàng, sau đó cho rau và cá vào xào thơm rồi nêm nếm một ít gia vị.- Xay nhuyễn rau và cá đã xào chín.- Hầm cháo đến khi nhừ là có thể cho bé ăn.

Xem thêm:

  • Những điều mẹ nên biết khi bổ sung men vi sinh cho trẻ
  • Cho bé ăn sữa chua, mẹ cần lưu ý điều gì?
  • Mách ba mẹ cách để trẻ uống nhiều nước

Thịt cá nấu chín kỹ là một thực phẩm an toàn, bổ dưỡng và ngon miệng cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi. Cha mẹ hãy lựa chọn và chế biến cẩn thận khi thêm cá vào khẩu phần ăn của con nhé. AVAKids mong bài viết này đã cung cấp thông tin hữu ích cho cả nhà.

Ngọc Tú tổng hợp từ verywellfamily

1. https://www.verywellfamily.com/when-can-baby-eat-fish-284245#toc-simple-fish-recipes

2. Greer FR, Sicherer SH, Burks AW. Effects of early nutritional interventions on the development of atopic disease in infants and children: The role of maternal dietary restriction, breastfeeding, timing of introduction of complementary foods, and hydrolyzed formulas. Pediatrics. 2008;121(1):183-91. doi:10.1542/peds.2007-3022

3. Ferraro V, Zanconato S, Carraro S. Timing of food introduction and the risk of food allergy. Nutrients. 2019;11(5). doi:10.3390/nu11051131

4. American College of Allergy, Asthma, and Immunology. Latest food allergy research.

5. American Academy of Pediatrics. When can I can I start giving my baby peanut butter?

6. Bernstein AS, Oken E, de Ferranti S. Fish, shellfish, and children’s health: An assessment of benefits, risks, and sustainability. Pediatrics. 2019;143(6). doi:10.1542/peds.2019-0999

7. American Academy of Nutrition and Dietetics. Is fish healthy for my baby?

8. U.S. Food and Drug Administration. Advice about eating fish.

9. Von Berg A. Dietary interventions for primary allergy prevention–what is the evidence?. World Rev Nutr Diet. 2013;108:71-8. doi:10.1159/000351487

Theo: Avakids

Hồng Diệp
Hồng Diệp

Tôi là Hồng Diệp chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé. Tôi hiện đang làm việc tại TPHCM, Đà Nẵng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ happymommy.vn

Bài viết: 240

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook MessengerTelegramTiktok