Dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mắc bệnh về tim mạch

Dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mắc bệnh về tim mạch

Khi mang thai có nhiều thay đổi lớn trong hệ tim mạch. Người mẹ có chức năng tim bình thường có thể thích nghi được. Nhưng với người bị bệnh tim dù nhẹ hay nặng đều có ảnh hưởng xấu đối với mẹ và thai nhi. Thấu hiểu nỗi niềm của các bà mẹ đang gặp vấn đề này, chuyên gia Bibo Mart chia sẻ những điểm cần lưu ý, đặc biệt về vấn đề dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mắc bệnh về tim mạch. Ba mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

 

Mục lục

1. Ảnh hưởng của bệnh tim mạch đối với mẹ và thai nhi

Trước khi tìm hiểu về dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mắc bệnh về tim mạch, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bệnh tim mạch ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và thai nhi.

1.1. Ảnh hướng đối với thai nhi

thai nhi với nhịp tim xung phác thảo phong cách vector minh họa - tim mạch khi mang thai hình minh họa sẵn có

  • Gia tăng nguy cơ đẻ non do tăng gánh nặng lên tim.
  • Giảm lưu lượng máu đến thai nhi dẫn đến thai kém phát triển.
  • Dị tật bẩm sinh.

 

1.2. Ảnh hưởng lên người mẹ

bác sĩ chẩn đoán phụ nữ mang thai và lắng nghe nhịp tim. - tim mạch khi mang thai hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần

  • Suy tim cấp
  • Thuyên tắc mạch phổi.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Tắc mạch do huyết khối

 

2. Những điểm cha mẹ cần lưu ýphụ nữ mang thai theo dõi nhịp tim của mình - tim mạch khi mang thai hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần

  • Kiểm soát cân nặng (tăng từ 8-10kg) trong thai kỳ tránh gây các vấn đề như huyết áp, tim mạch…
  • Tránh hoạt động thể lực quá mức (nên đi bộ khoảng 30 phút tùy theo thể lực của thai phụ).
  • Tránh căng thẳng, stress.

 

3. Dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tim mạch

 

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tim mạch cần hạn chế muối

 

Nếu bị mắc bệnh tim mạch, mẹ cần có một chế độ ăn kiêng hợp lý:

  • Hạn chế natri: ăn nhạt ≤ 2g muối/ ngày.
  • Tăng kali, magie, calci (có trong: chuối, bơ, các loại họ đậu, sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai)
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất (cung cấp từ 400-600g rau xanh, quả chín trong ngày).
  • Nước từ 2-2.5l/24h. Không dồn vào một lúc quá nhiều mà cần chia ra uống nhiều lần trong ngày.
  • Hạn chế đồ ăn chiên xào, phủ tạng động vật.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối như: thức ăn nhanh, đồ hộp…
  • Không nên dùng các chất kích thích và gia vị cay nóng.

 

Chúc các mẹ có một thai kỳ an toàn, mạnh khỏe và ngập tràn hạnh phúc.

 

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng.

Website tổng hợp từ nguồn internet nên bạn vui lòng liên hệ tác giả của bài viết. Chúng tôi tuyên bố miễn trách nhiệm cộng đồng về nội dung chia sẽ!

Nguồn: Biomart

Hồng Diệp
Hồng Diệp

Tôi là Hồng Diệp chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé. Tôi hiện đang làm việc tại TPHCM, Đà Nẵng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ happymommy.vn

Bài viết: 240

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook MessengerTelegramTiktok