Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không? Làm sao để nhận biết?

Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không? Làm sao để nhận biết?

Tiêu chảy là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Nhiều chị em không biết tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không. Tìm hiểu ngay!

Tiêu chảy là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Nhiều chị em không biết tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không. Tìm hiểu ngay!

Mục lục

Tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không là thắc mắc của nhiều chị em khi gặp phải tình trạng này. Cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAkids tìm hiểu cách để nhận biết qua những dấu hiệu mang thai nhé!

1Tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai sớm không?

Theo các chuyên gia sản khoa, tiêu chảy là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất, có thể xuất hiện trước khi mẹ bầu nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt bị dừng.

Tiêu chảy khi mang thai thường sẽ xảy ra trong những tuần đầu tiên sau khi phôi thai hình thành và kéo dài xuyên suốt quá trình mang thai khiến mẹ bầu lo lắng, khó chịu và mệt mỏi.

Tiêu chảy là dấu hiệu mang thai sớm

Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu mang thai sớm

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này như:

  • Thay đổi nội tiết tố: Nồng độ hormone progesterone tăng cao một cách đột ngột khi bắt đầu mang thai làm suy yếu các cơ trơn ở đường tiêu hóa, thay đổi nhu động ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Phụ nữ khi mang thai thường thèm ăn hơn trước, đồng thời hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm với một số loại thực phẩm như sữa, phô mai,… hoặc thậm chí là trái cây và rau xanh do tăng cường nạp vào cơ thể một cách đột ngột. Điều này có thể tăng nguy cơ bị tiêu chảy trong thai kỳ.
  • Cơ thể không dung nạp Lactose: Một số chị em phụ nữ thèm và ăn nhiều kem, sữa, bánh ngọt,… trong thời gian thai nghén, dẫn đến việc tăng lượng đường sữa một cách đột ngột khiến cơ thể không dung nạp Lactose, gây ra tình trạng tiêu chảy khi mang thai.

Mặc dù vậy, để biết chính xác tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không chị em phụ nữ cần theo dõi thêm một số thay đổi khác của cơ thể như buồn nôn, ra máu báo thai thực tế, đau ngực, vùng kín ẩm ướt,… kiểm tra bằng que thử thai – nhận biết đã mang thai khi que thử thai 2 vạch hoặc trực tiếp đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm nồng độ beta HCG để cho kết quả chính xác.

Xem chi tiết: Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai không? Nhận biết bằng cách nào?

2Một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy sau khi thụ thai

Ngoài những thay đổi của cơ thể khi mới mang thai, một số nguyên nhân về bệnh lý và điều kiện y tế cũng khiến mẹ bầu bị tiêu chảy như:

Nguyên nhân tiêu chảy khi mang thai

Tiêu chảy khi mang thai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

  • Ngộ độc thực phẩm: Do sử dụng nguồn nước bẩn (đặc biệt là đối với chị em vừa thay đổi môi trường sống), thực phẩm bị ô nhiễm.
  • Uống quá nhiều nước: Điều này có thể dẫn đến việc dư thừa, mất cân bằng lượng nước trong cơ thể khiến tình trạng tiêu chảy xảy ra để duy trì sự cân bằng.
  • Sử dụng thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc dành cho bà bầu có thể gây tiêu chảy khi mang thai.
  • Các vấn đề về sức khỏe: Tình trạng tiêu chảy khi mang thai còn có thể xảy ra nếu mẹ bầu mắc bệnh Crohn, bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích, bệnh cường giáp hoặc một số bệnh do virus rotavirus, enterovirus, nhiễm trùng vi khuẩn, viêm gan,..

Nếu nhận thấy mình có nguy cơ bị tiêu chảy do những nguyên nhân này, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

3Một số rối loạn tiêu hoá thường gặp khi mang thai tuần đầu

Ngoài tình trạng tiêu chảy khi mang thai, chị em phụ nữ còn có thể gặp phải một số triệu chứng của tình trạng rối loạn tiêu hóa như:

Rối loạn tiêu hóa khi mang thai

Ngoài tiêu chảy, mẹ bầu còn gặp phải một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác 

  • Buồn nôn: Đây cũng là biểu hiện của tình trạng ốm nghén, thường diễn ra trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ và trong những tháng cuối.
  • Thèm ăn hoặc chán ăn đột ngột: Hệ tiêu hóa của các mẹ bầu thường suy giảm khi bắt đầu mang thai, việc cơ thể thèm ăn hoặc chán ăn một loại thực phẩm nào đó có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và rối loạn chức năng tiêu hóa.
  • Ợ nóng: Bà bầu bị ợ nóng là một trong những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa thường gặp khi mới mang thai tuần đầu. Nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố làm vòng thực quản dưới bị giãn ra, tạo điều kiện cho axit trào ngược lên từ dạ dày.
  • Đầy hơi, khó tiêu: Tương tự, hệ tiêu hóa suy giảm chức năng khi mang thai gây ra tình trạng chậm tiêu hóa thức ăn, khiến bà bầu luôn có cảm giác đầy hơi khó chịu.

Rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy đều là những tình trạng thường gặp khi mang thai tuần đầu, chị em phụ nữ cần lưu ý để có cách xử lý phù hợp, bảo vệ sức khỏe thai kỳ.

4Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?

Tiêu chảy là một trong các dấu hiệu mang thai thường gặp. Mặc dù tình trạng này sẽ khiến chị em phụ nữ mệt mỏi hơn bình thường nhưng chưa tới mức nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, bị tiêu chảy nghiêm trọng hoặc kéo dài liên tục không dứt có thể sẽ dẫn đến nguy cơ mất nước, mất cân bằng điện giải ở cơ thể mẹ bầu, đồng thời ảnh hưởng xấu đến lượng nước ối của thai nhi, tăng khả năng thai nhi bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển ở giai đoạn đầu.

Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không

Tình trạng tiêu chảy khi mang thai kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé

Một số biểu hiện của sự mất nước mẹ cần chú ý như:

  • Khô miệng.
  • Đau đầu, chóng mặt, muốn ngất xỉu.
  • Tần suất đi tiểu ít hơn, số lượng nước tiểu ít hơn bình thường.
  • Nước tiểu có mùi nồng, màu vàng, cam hoặc nâu sậm.

Vậy nên, khi nhận thấy có biểu hiện của tiêu chảy khi mang thai, mẹ bầu nên theo dõi tại nhà trong khoảng 2 – 3 ngày đầu. Trong trường hợp tình trạng không thuyên giảm, đi kèm với những triệu chứng khác như sốt cao, đi ngoài ra máu, suy nhược cơ thể, da khô và xanh xao, sụt cân nhanh thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Xem chi tiết: Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không? Nên làm gì để giảm đau nhũ hoa?

5Cách giảm tiêu chảy khi mang thai tuần đầu

Ngoài việc tìm giải đáp cho câu hỏi: Tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không? Chị em cũng nên biết những cách giảm tiêu chảy hiệu qua khi mang thai tháng đầu tiên. Một số cách dưới đây có thể sẽ hữu ích:

Cách giảm tiêu chảy khi mang thai.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày có thể giúp giảm tiêu chảy khi mang thai

  • Uống nhiều nước: Mẹ bầu hãy cố gắng uống trung bình mỗi ngày khoảng 2,5 – 3 lít nước: nước lọc, nước trái cây, nước canh, các loại nước chứa chất điện giải… để cơ thể đủ nước, đảm bảo hệ tiêu hóa được cân bằng và hạn chế tình trạng tiêu chảy xảy ra.
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất xơ để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm tình trạng tiêu chảy khi mang thai. Chất xơ thường có nhiều trong các loại rau củ quả, trái cây, các loại hạt lanh, ngũ cốc yến mạch.
  • Chia nhỏ các bữa ăn: Thay vì mỗi ngày ăn 3 bữa chính như thông thường, mẹ bầu có thể chia thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Cách này sẽ giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa, hạn chế nguy cơ tiêu chảy hoặc táo bón khi mang thai.
  • Vận động đúng cách: Khi bị tiêu chảy, chị em nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh khiến cơ thể mất nước, mất sức. Đi bộ nhẹ nhàng, yoga và các bài tập thể dục cho mẹ bầu sẽ giúp hỗ trợ đường ruột lấy lại trạng thái cân bằng.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ: Hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra để được kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị tiêu chảy ở tuần đầu mang thai bao gồm: Probiotic, thuốc chống co thắt, thuốc hấp thụ nước,…

Xem chi tiết: Mẹ bỏ túi 10 mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu an toàn, từ nguyên liệu tự nhiên

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây của AVAKids đã giúp chị em phụ nữ nhận biết tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không. Ngoài ra, chị em cần lưu ý đến một số nguyên nhân gây nên tình trạng trên và cách giảm tiêu chảy hiệu quả để có thể nhận định đúng, xử lý kịp thời khi gặp phải tình trạng tiêu chảy khi mang thai.

Ngọc Nguyễn tổng hợp

Ngọc Hà kiểm duyệt

Xem thêm:

  • Mách bạn 9 dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều.
  • Bị táo bón có phải dấu hiệu mang thai không? Làm sao để giảm táo bón?
  • Mặt nổi mụn có phải dấu hiệu mang thai không? Làm sao để nhận biết?

1. https://www.thuocdantoc.org/bi-tieu-chay-co-phai-dau-hieu-mang-thai.html

2. https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/bi-tieu-chay-co-phai-dau-hieu-mang-thai-som-khong-46408.html

3. https://vhea.org.vn/bi-tieu-chay-co-phai-dau-hieu-mang-thai-36117.html

Theo: Avakids

Hồng Diệp
Hồng Diệp

Tôi là Hồng Diệp chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé. Tôi hiện đang làm việc tại TPHCM, Đà Nẵng. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ happymommy.vn

Bài viết: 240

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook MessengerTelegramTiktok