Miền Bắc đã bắt đầu trở lạnh. Thời tiết chuyển mùa sẽ khiến các bé dễ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, sổ mũi, cảm cúm…do hệ thống miễn dịch cơ thể còn yếu. Sau đây Bibo Mart xin liệt kê 10 lưu ý dành cho mẹ bảo vệ sức khỏe của con khi tiết trời trở lạnh.
Luôn chú ý đến dinh dưỡng của trẻ
Với trẻ sơ sinh, hãy đảm bảo con được bú mẹ từ những giờ đầu sau sinh và duy trì đến 2 tuổi. Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm được thì nên bổ sung nhiều rau, hoa quả và cho trẻ ăn chín. Mẹ hãy cho con uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng. Trẻ bị bệnh hô hấp thường tiêu hóa kém nên cơ thể không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, vì thế, khi nấu thức ăn cho trẻ, mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ và nấu dạng lỏng để trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.
Xem ngay: Top sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giúp bé luôn khỏe mạnh
Tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe của trẻ
Đặc biệt chú ý đến mũi cúm khi trẻ tròn 9 tháng tuổi. Văcxin cúm chứa các virút cúm không còn khả năng gây bệnh. Sau khi tiêm ngừa khoảng hai tuần thì văcxin có hiệu quả bảo vệ. Khả năng trẻ được bảo vệ sau khi tiêm ngừa đạt khoảng 96-97%. Để phòng bệnh cúm mùa (cúm thông thường), mẹ hãy cho con đi tiêm ngừa văcxin vì đây là biện pháp hiệu quả và an toàn để giúp con phòng tránh bệnh cúm.
Vào mùa lạnh, trẻ rất dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp
Đọc thêm: Tiêm chủng cho trẻ và những điều mẹ phải nhớ
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Giữ vệ sinh cho trẻ bằng nhiều biện pháp: Mẹ hãy dạy con cách vệ sinh tai mũi họng: đánh răng ngày 2 lần là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi ngủ dậy; thi thoảng hãy rửa mũi và đảm bảo mũi con sạch; thi thoảng hãy chùi ráy tai cho bé. Vào mùa lạnh, mẹ nên chuẩn bị dung dịch nước muối sinh lý, nếu được hãy cho con súc miệng nước muối sinh lý sau khi đánh răng.
Xem ngay: Các sản phẩm vệ sinh tốt nhất cho trẻ nhỏ
Tránh nhiễm lạnh cho trẻ
Mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi trời trở lạnh, mẹ cần giữ ấm cho bé bằng cách mặc ấm cho trẻ, chú ý phần cổ, tay. Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm và không để bé bị nóng quá lúc trời ấm lên là cách để giữ bé không bị bệnh hô hấp.
Đọc thêm: Bí kíp giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
Đặc biệt, khi trong nhà có trẻ bị viêm phế quản thì người lớn tuyệt đối không được hút thuốc vì điều này gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nói chung, thuốc lá cực kỳ có hại cho phổi người lớn lẫn trẻ nhỏ. Thuốc lá gây tác hại cho trẻ nhiều hơn so với người lớn do cơ thể trẻ còn non nớt.
Hãy giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ
Nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng sẽ giúp không khí trong nhà luôn thoáng đãng, không ẩm mốc. Đặc biệt, vào thời gian này, miền Bắc hay phải đối phó với gió nồm. Độ ẩm quá lớn, ngoài trời mờ mịt như sương mù, trong nhà thì sàn nhà “đổ mồ hôi” ướt nhèm nhẹp khiến mọi sinh hoạt cá nhân của mọi người đều bị ảnh hưởng. Đáng nói, độ ẩm lớn còn tạo điều kiện cho nấm mốc, virút phát triển gây bệnh cho trẻ. Chính vì vậy, mẹ nên giặt giũ thường xuyên chăn, ga, gối cho bé, đề phòng nấm mốc.
Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh
Nơi đông người luôn ẩn chứa nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Nếu con bệnh và cần đi khám, mẹ hãy cho con mang khẩu trang khi đến nơi có nhiều người bệnh.
Chú ý tới giấc ngủ của trẻ
Mẹ hãy đảm bảo trẻ ngủ trong môi trường thoáng gió và thoải mái. Mẹ để con nằm phòng thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định, điều này sẽ giúp con không gặp khó khăn khi hô hấp. Khi con ngủ, nên để con nằm nghiêng để dễ thở và cũng thuận lợi cho quá trình đào thải các chất nhầy trong cơ thể.
Đọc thêm: Những sai lầm của ba mẹ khiến bé mất ngủ
Khuyến khích bé khạc đờm
Nếu con xuất hiện nhiều đờm,mẹ đặt tai lên ngực con nghe tiếng khò khè, hoặc con ho sòng sọc thì mẹ nên khuyên con khạc đờm ra ngoài chứ không được nuốt. Đối với trẻ chưa biết khạc đờm, mẹ phải hút đờm giúp bé và vệ sinh mũi. Chú ý khi rửa mũi, phải hút ra nước mũi trong thì mới mau sạch mũi-họng.
Lưu ý khi khám chữa bệnh viêm hô hấp cho con
Mẹ có thể tự chữa ho – sổ mũi cho con (bằng các cách hiệu quả đến từ thực phẩm) khi:
– Ngoài ho, có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi… con không có biểu hiện gì đặc biệt khác (như sốt cao, nôn ói nhiều, mệt mỏi).
– Tiếng ho nghe khô bình thường (ho khan)
– Nước mũi trong, lỏng.
– Đêm bé vẫn ngủ ngon.
– Bé vẫn ăn uống bình thường, không chán ăn, bỏ bữa.
– Bé vẫn chơi đùa, tỉnh táo, không uể oải, mệt mỏi, lừ đừ.
Nhưng mẹ nên cho con đi bác sĩ ngay nếu:
– Bé ho dữ dội kèm ói mửa, sốt, có khi sốt cao 40 độ.
– Tiếng ho nghe nặng nề, có hơi đờm nhiều, khi ói có đờm, hô hấp khó, mệt mỏi.
– Nước mũi xanh vàng, nhớt sệt, đặc.
– Khó chịu, đêm khóc quấy không ngủ được; bé lớn thì trằn trọc, ho nhiều về đêm.
– Bé bỏ ăn, không ăn được do đau họng, chán ăn.
Theo Webtretho