Sinh non là gì?
- Sinh non muộn: tuổi thai từ 34 – < 36 tuần
- Sinh non vừa: tuổi thai từ 32 – < 34 tuần
- Sinh rất non: tuổi thai từ 28 – < 32 tuần
- Sinh cực non: tuổi thai < 28 tuần
Trẻ bị sinh non sẽ như thế nào ?
- Trẻ nhẹ cân .
- Phổi chưa trưởng thành nên dễ bị suy hô hấp và tử vong. Nếu trẻ sống được thì vẫn có nguy cơ cao mắc các bệnh hô hấp sau này như : viêm phổi , viêm phế quản …
- Trẻ chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần
- Trẻ dễ mắc các khuyết tật bẩm sinh như : tim bẩm sinh, mù, điếc, câm… ngoài ra, khi lớn lên trẻ thương bị những di chứng thần kinh rõ rệt hoặc tiềm tàng và thường là gánh nặng về tâm lý và tài chính cho bố mẹ.
- Trẻ sinh non còn có nguy cơ tiềm tàng bênh lý về mắt
Nguyên nhân gây nên sinh non
Nguyên nhân thường gặp:
- Yếu tố xã hội
- Đời sống kinh tế xã hội thấp, không được chăm sóc trước sinh đầy đủ.
- Cân nặng của mẹ thấp và/hoặc tăng cân kém.
- Lao động vất vả trong lúc mang thai.
- Tuổi mẹ dưới 20 hoặc con so lớn tuổi trên 35 tuổi.
- Mẹ nghiện thuốc lá, rượu hay các chất cocain.
- Nghề nghiệp: các nghề tiếp xúc với hoá chất độc, lao động nặng, căng thẳng.
- Nguyên nhân xuất phát từ mẹ
Nguyên nhân do bệnh lý toàn thân:
- Các bệnh lý nhiễm trùng: nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nặng
- Các chấn thương trong thai nghén: Chấn thương trực tiếp vào vùng bụng hoặc gián tiếp do phẫu thuật vùng bụng.
- Bệnh tim, bệnh gan, bệnh thân, thiếu máu.
- Rối loạn cao huyết do thai: Tiền sản giật – sản giật
- Bệnh lý miễn dịch: Hội chứng kháng thể kháng Phospholipid
Nguyên nhân tại chỗ:
- Tử cung dị dạng bẩm sinh: tử cung hai sừng, một sừng, tử cung đôi, vách ngăn tử cung…
- Bất thường mắc phải ở tử cung: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, tử cung có sẹo.
- Hở eo tử cung
- Các can thiệp phẫu thuật tại cổ tử cung như khoét chóp.
- Nguyên nhân xuất phát từ thai và phần phụ của thai:
- Tiền sử sinh non – Nguy cơ tái phát 25 – 50 %. Nguy cơ này tăng cao nếu có nhiều lần sinh non trước đó.
- Ối vỡ non, ối vỡ sớm
- Nhiễm trùng ối.
- Đa ối: gây chuyển dạ sớm do tử cung quá căng
- Đa thai: 10- 20% đẻ non.
- Nhau tiền đạo, nhau bong non.
Triệu chứng bệnh Sinh non
- Đau bụng: Sản phụ cảm giác đau bụng từng cơn hoặc trì nặng bụng dưới.
- Ra dịch âm đạo: có thể là dịch nhầy âm đạo, ra máu hoặc nước ối.
- Cơn gò tử cung: thưa nhẹ, có 1 – 2 cơn gò tử cung trong 10 phút
- Cổ tử cung có thể còn dài, đóng kín nhưng cũng có thể xoá và mở đến < 4cm.
- Ối vỡ non: dẫn đến chuyển dạ trong một thời gian ngắn.
- Sinh non có các triệu chứng và dấu hiệu sau:
- Đau bụng: Sản phụ đau bụng từng cơn, các cơn đau tăng dần.
- Ra dịch âm đạo: có thể là dịch nhầy âm đạo, ra máu hoặc nước ối.
- Cơn gò tử cung: có 2 – 3 cơn gò tử cung trong 10 phút, tăng dần.
- Cổ tử cung xoá trên 80%, hoặc mở trên 2 cm, đầu ối bắt đầu thành lập hoặc ối vỡ sớm.
Đối tượng nguy cơ bệnh Sinh non
- Tiền sử sinh non
- Ối vỡ non, ối vỡ sớm
- Cổ tử cung có vấn đề do bẩm sinh (hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn) hoặc thứ phát (do khoét chóp, nong nạo cổ tử cung)
- Nhiễm trùng: nhiễm trùng tiểu, nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm trùng ối.
- Tử cung phình to quá mức: đa ối, đa thai.
- Bất thường tử cung: u xơ tử cung, tử cung có vách ngăn, tử cung đôi
- Bất thường của bánh nhau: nhau bong non, nhau tiền đạo
- Mẹ hút thuốc lá (liên quan đến ối vỡ non), sử dụng các chất kích thích, ma tuý
- Dinh dưỡng kém, không đạt đủ cân nặng trong thai kỳ
- Thừa cân, béo phì khi mang thai
- Tiền căn sảy thai hoặc phá thai nhiều lần
- Thụ tinh trong ống nghiệm
- Mắc các bệnh mạn tính như cao huyết áp và tiểu đường
- Chấn thương, sang chấn tâm lý
Phòng ngừa Sinh non
- Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ
- Tập thể dục nhẹ nhàng,tuy nhiên cần tránh sự luyện tập quá sức trong lúc mang thai, nhất là với những thai phụ có nguy cơ cao
- Không nên đi du lịch xa
- Không hút thuốc lá hay uống rượu
- Đối với thai kỳ có nguy cơ sinh non cần kiêng giao hợp và kích thích đầu vú vì cơn gò tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm.
- Khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời
- Khi có khí hư âm đạo cần phải đi khám và điều trị thích hợp vì đây côó thể là nguyên nhân của sinh non và ối vỡ sớm.
- Khâu vòng cổ tử cung từ tuần thứ 12- 14 nếu có hở eo.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Sinh non
- Xét nghiệm fetal Fibronectin (fFN): có trong dịch tiết cổ tử cung, âm đạo tìm thấy ở những thai phụ sinh non. fFN đóng vai trò như một chất kết dính sinh học giúp cho màng bào thai dính chặt vào tử cung. Khi fFN (+) có thể liên quan với tăng nguy cơ sinh non vì nó gợi ý rằng chất kết dính này đã tan rã trước thời hạn và báo động sự chuyển dạ có thể xảy ra.
- Đo chiều dài kênh cổ tử cung: được xem như là một yếu tố tiên lượng và chẩn đoán sinh non. Siêu âm ngã âm đạo đo chiều dài kênh cổ tử cung là một phương pháp dễ làm. Test này hữu ích nhất khi đánh giá những thai phụ có nguy cơ cao như tiền sử sinh non, bất thường ở cổ tử cung, khoét chóp cổ tử cung hoặc có làm các thủ thuật nong nạo trên cổ tử cung
- Định lượng hCG dịch cổ tử cung
- Monitoring sản khoa: cho phép theo dõi, đánh giá tần số, độ dài, cường độ cơn co tử cung và tim thai
- Siêu âm thai: đánh giá tình trạng thai nhi và các phần phụ của thai như bánh nhau, dây rốn, nước ối
- Một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân và tiên lượng : công thức máu, tổng phân tích sinh hóa máu, men gan…
Các biện pháp điều trị bệnh Sinh non
Nguyên tắc chung
- Trì hoãn chuyển dạ để điều trị dọa đẻ non,
- Chuyển sản phụ đến cơ sở có khả năng chăm sóc sơ sinh non tháng
Điều trị cụ thể:
- Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, tránh kích thích
- Thuốc giảm – cắt cơn co tử cung: Các thuốc giảm gò đang được sử dụng hiện nay tại các đơn vị sản khoa như: magnesium sulfate, thuốc chẹn kênh canxi, các thuốc beta – adrenergic, atosiban. Tuổi thai là yếu tố quyết định việc chọn lựa sử dụng thuốc giảm gò.
- Liệu pháp Corticoid: Hỗ trợ trưởng thành phổi bằng corticosteroids khi tuổi thai từ 24 – 34 tuần. Sử dụng một liều corticosteroid để tăng độ trưởng thành phổi thai nhi và giảm nguy cơ xuất huyết não, viêm ruột hoại tử.
Xử trí khi sản phụ có dấu hiệu sinh non:
- Tránh sang chấn cho thai: bảo vệ đầu ối đến khi cổ tử cung mở hết, hạn chế sử dụng oxytocin, cắt tầng sinh môn rộng, mổ lấy thai nếu có chỉ định.
- Chống nhiễm khuẩn nếu ối vỡ sớm, dự phòng sót rau, chảy máu sau sinh.
- Đảm bảo hồi sức, chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng.
Nguồn: Vinmec
Website tổng hợp từ nguồn internet nên bạn vui lòng liên hệ tác giả của bài viết. Chúng tôi tuyên bố miễn trách nhiệm cộng đồng về nội dung chia sẽ!
Nguồn: Biomart