Đau đầu có phải dấu hiệu mang thai không? Cách phòng ngừa và giảm đau đầu khi mang thai hiệu quả

Đau đầu có phải dấu hiệu mang thai không? Cách phòng ngừa và giảm đau đầu khi mang thai hiệu quả

Đau đầu là một triệu chứng thường gặp khi mang thai. Vậy đau đầu có phải dấu hiệu mang thai? Xem ngay.

Đau đầu là một triệu chứng thường gặp khi mang thai. Vậy đau đầu có phải dấu hiệu mang thai? Xem ngay.

Mục lục

“Đau đầu có phải dấu hiệu mang thai không?” là câu hỏi chung của nhiều chị em phụ nữ khi gặp phải tình trạng này. Cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids tìm hiểu về triệu chứng đau đầu và các dấu hiệu mang thai thường gặp nhé!

1Nguyên nhân gây đau đầu ở phụ nữ thường gặp

Đau đầu là tình trạng khá phổ biến, xảy ra do nhiều nguyên nhân và gây tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ. Một số lý do thường gặp như:

  • Thay đổi nội tiết tố: Sự gia tăng nồng độ hormone estrogen trong các giai đoạn như trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh, uống thuốc tránh thai,… là một trong các tác nhân gây triệu chứng đau đầu ở chị em.
  • Stress: Căng thẳng do áp lực cuộc sống, công việc, gia đình trong thời gian dài sẽ dẫn đến các cơn đau đầu thường xuyên, thậm chí một số chị em còn mắc bệnh trầm cảm.
  • Rối loạn giấc ngủ: Các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, khó ngủ hoặc mất ngủ thường xảy ra với phụ nữ ở giai đoạn 30 – 50 tuổi. Ngủ không đủ giấc trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, không tái tạo đủ năng lượng và dẫn đến tình trạng đau đầu.
  • Các yếu tố môi trường: Một số vấn đề về thời tiết, môi trường sống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu.
Nguyên nhân đau đầu khi mang thai

Chị em phụ nữ có thể bị đau đầu do nhiều nguyên nhân, trong đó có dấu hiệu mang thai

  • Cơ thể thiếu dinh dưỡng: Những người bị đau đầu thường thiếu chất xơ, folate, kali, magiê, vitamin A, B6, B12, C và vitamin K trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Triệu chứng bệnh lý: Đau đầu cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như viêm xoang, tiểu đường, thiếu máu não, u não,…

2Đau đầu có phải dấu hiệu mang thai không?

Vậy đau đầu có phải dấu hiệu mang thai không? Theo một số nghiên cứu, có khoảng 39% phụ nữ gặp phải tình trạng đau đầu khi mang thai, đây là một trong các dấu hiệu mang thai sớm.

Bà bầu bị đau đầu thường hiểu hiện qua các triệu chứng như: Đau đầu âm ỉ, đau kiểu mạch đập, đau dữ dội ở một hoặc cả hai bên đầu, đau nhói phía sau một hoặc cả hai mắt,… đôi khi còn đi kèm với tình trạng buồn nôn, xuất hiện điểm mù,…

Nguyên nhân dẫn đến đau đầu khi mang thai chủ yếu do sự tăng nhanh của hormone progesterone, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Đau đầu là dấu hiệu mang thai

Bà bầu thường bị đau đầu trong 3 tháng đầu tiên do sự tác động của các hormone thai kỳ

Tuy nhiên, chị em vẫn nên theo dõi các biểu hiện khác của cơ thể để xác định đau đầu có phải dấu hiệu mang thai không. Trong trường hợp nghi ngờ mang thai, chị em có thể thực hiện kiểm tra bằng que thử thai tại nhà (mang thai khi que thử thai 2 vạch) hoặc trực tiếp đến xét nghiệm nồng độ beta HCG tại các cơ sở chuyên khoa để có kết quả chính xác nhất.

Xem chi tiết: Tam cá nguyệt thứ 1 là gì? Những thay đổi của cơ thể trong 3 tháng đầu thai kỳ 

3Đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau đầu là dấu hiệu mang thai phổ biến, tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ hoặc sau khi sinh xong. Mặc dù các triệu chứng đau đầu khi mang thai diễn ra làm mẹ bầu mệt mỏi nhưng vẫn chưa đến mức gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, mẹ bầu nên theo dõi tình hình sức khỏe tại nhà kể từ khi nhận thấy có biểu hiện đau đầu khi mang thai, nhất là trong giai đoạn thai nhi 24 tuần tuổi để tránh các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, đột quỵ, có dấu hiệu sinh non,…

Đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không

Mẹ bầu cần theo dõi kỹ khi có dấu hiệu đau đầu để kịp thời phát hiện các nguy cơ

Trong trường hợp tình trạng đau đầu chuyển biến xấu, mẹ bầu cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời. Một số biểu hiện bất thường cần lưu ý như:

  • Đau đầu kéo dài không thuyên giảm, kèm theo sốt cao, rối loạn thị giác, đau cứng cổ, đau vùng bụng trên hoặc vùng dưới xương sườn.
  • Các cơn đau đầu xuất hiện đột ngột khi đang ngủ.
  • Có dấu hiệu bị phù chân khi mang thai hoặc sưng bàn tay, khuôn mặt.
  • Tăng cân đột ngột không phải do tăng trọng lượng của thai nhi.

4Cách giảm đau đầu khi mang thai hiệu quả

Bên cạnh việc xác định đau đầu có phải dấu hiệu mang thai không, chị em cũng nên biết cách giảm đau đầu hiệu quả, nhất là khi mang thai 3 tháng đầu.

  • Chườm ấm/chườm lạnh: Sử dụng một túi chườm ấm hoặc lạnh đặt trực tiếp lên khu vực bị đau, cổ hoặc thái dương để làm giảm cơn đau.
  • Massage: Một số bài massage cho bà bầu ở vùng đầu, cổ,… sẽ làm tăng cường lưu thông máu lên não, giúp thư giãn và làm dịu cảm giác đau đầu hiệu quả.
  • Xông tinh dầu: Hương thơm của một số loại tinh dầu thiên nhiên như sả, hương thảo, chanh,… có thể giúp mẹ bầu thư giãn và làm dịu cảm giác đau đầu.
Cách giảm đau đầu khi mang thai

Sử dụng tinh dầu thiên nhiên có thể giúp mẹ bầu giảm đau đầu khi mang thai hiệu quả

  • Tắm nước nóng: Tắm vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng khoảng 10 phút có thể giúp làm dịu cơn đau đầu hiệu quả.
  • Uống trà gừng: Nếu cơn đau đầu kèm theo cảm giác buồn nôn, một ly trà gừng ấm sẽ giúp mẹ bầu thấy dễ chịu hơn.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày sẽ hỗ trợ quá trình lưu thông máu, điều chỉnh cân bằng các enzyme, vitamin và protein trong cơ thể, từ đó hỗ trợ làm giảm những cơn đau đầu khi mang thai.

5Bà bầu nên làm gì để phòng ngừa đau đầu khi mang thai?

Dưới đây là một số lưu ý trong thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể giúp phòng ngừa, hạn chế đau đầu khi mang thai:

  • Ngủ đủ giấc: Bà bầu cần ngủ đủ 7 – 10 tiếng mỗi ngày để giúp cơ thể phục hồi năng lượng, hạn chế căng thẳng khi mang thai và giảm tần suất các cơn đau đầu xuất hiện.
  • Tránh tiếp xúc các tác nhân gây đau đầu: Cố gắng hạn chế đến những nơi không khí ô nhiễm, ngột ngạt, mùi hương quá nồng, tránh những nơi ánh sáng quá chói hoặc ồn ào để giảm thiểu các nguy cơ bị đau đầu.
  • Ăn uống đủ chất: Mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng vitamin và khoáng chất thiết yếu để tránh bị đau đầu do thiếu hụt dinh dưỡng khi mang thai.
  • Hạn chế thực phẩm gây đau đầu: Chị em nên hạn chế một số loại thực phẩm có thể gây đau nửa đầu sau khi ăn như: chocolate, rượu, một số loại đậu, thịt xông khói,…

Xem chi tiết: 5 loại thực phẩm cần tránh ăn khi mang thai, mẹ bầu nên bỏ túi 

  • Tập thể dục: Thường xuyên nâng cao thể lực với các bài tập thể dục cho mẹ bầu, đi bộ, yoga, thiền, bơi lội nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt, tinh thần thoải mái và cải thiện các cơn đau đầu khi mang thai.
Cách phòng ngừa đau đầu khi mang thai

Duy trì các thói quen lành mạnh mỗi ngày sẽ giúp chị em phòng tránh đau đầu khi mang thai

Xem chi tiết: Tập yoga cho bà bầu: 3 tư thế yoga cho bà bầu mẹ nên tránh 

6Một số dấu hiệu mang thai khác

Chị em có thể căn cứ thêm vào một số biểu hiện thường gặp dưới đây để nhận biết đau đầu có phải dấu hiệu mang thai:

  • Chậm kinh: Quá trình thụ thai và làm tổ của thai nhi sẽ làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt. Đây là dấu hiệu mang thai dễ nhận thấy nhất, thường xuất hiện vào những tuần đầu tiên của thai kỳ.

Xem chi tiết: Mách bạn 9 dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều.

  • Ốm nghén: Chị em sẽ có cảm giác buồn nôn, nhất là khi ngửi thấy mùi thức ăn hoặc mùi hương lạ. Nguyên nhân là do cơ thể đang sản xuất một lượng lớn hormone thai kỳ progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên ngược thực quản gây ra cảm giác buồn nôn.

Xem chi tiết: Buồn nôn vào sáng sớm có phải mang thai không?

  • Xuất hiện máu báo thai: Máu báo thai thực tế có màu hồng hoặc nâu nhạt, xuất hiện do quá trình làm tổ của phôi thai làm tổn thương lớp niêm mạc tử cung. 

Xem chi tiết: Ra máu báo thai có đau bụng không? Cách giảm đau hiệu quả

  • Thèm ăn: Khi mang thai, cơ thể cần nhiều dinh dưỡng hơn để nuôi thai nhi phát triển, dẫn đến cơ thể mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói và thèm ăn. Dấu hiệu này thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Xem chi tiết: Thèm ăn có phải dấu hiệu mang thai? Cách kiểm soát cảm giác thèm ăn khi mang thai

Hy vọng bài viết trên đây của AVAKids đã giúp chị em có thêm căn cứ xác định đau đầu có phải dấu hiệu mang thai không. Ngoài ra, chị em nên lưu ý các biểu hiện đau đầu bất thường và cách giảm đau đầu hiệu quả để biết cách xử lý khi gặp phải vấn đề tương tự nhé!

Ngọc Nguyễn tổng hợp

Ngọc Hà kiểm duyệt

Xem thêm:

  • Buồn ngủ có phải là dấu hiệu mang thai không? Làm sao để khắc phục?
  • Đau lưng có phải dấu hiệu mang thai không? Cách phòng ngừa và giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
  • Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không?

1. https://otiv.com.vn/dau-nua-dau/dau-dau-khi-mang-thai-1275.html

2. https://medlatec.vn/tin-tuc/ba-bau-bi-dau-dau-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-tri-hieu-qua-s195-n18240

3. https://benhvienvanhanh.vn/tin-noi-khoa/chung-dau-dau-o-phu-nu-nguyen-nhan-cach-khac-phuc/

Theo: Avakids

Thuế Việt Tân
Thuế Việt Tân
Bài viết: 25

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook MessengerTelegramTiktok