Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý điều gì?

Cần 7 phút để đọc
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần lưu ý điều gì?Cần 7 phút để đọc

Làm mẹ từ lâu đã trở thành bản năng, trách nhiệm và hạnh phúc thiêng liêng của người phụ nữ. Lần đầu mang thai chắc hẳn ai cũng bỡ ngỡ, băn khoăn, không biết nên ăn gì, uống gì để tốt cho mẹ và bé. Chuyên gia nhà Bibo sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó bằng cách cung cấp cho các mẹ lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.

Trong thời kỳ 3 tháng đầu, thai nhi đang hình thành, nhu cầu năng lượng chưa cao. Trên thực tế, 80-90% sản phụ gặp phải hiện tượng nghén, mệt mỏi, buồn nôn do thay đổi nội tiết. Do đó, thực đơn không cần thay đổi nhiều, chỉ cần duy trì cung cấp chất dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ. Đồng thời, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn của bác sĩ là có thể đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu nên tăng cường trái cây và rau củ

1. Lời khuyên dinh dưỡng giai đoạn 3 tháng đầu

  • Ăn uống lành mạnh, đa dạng và tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm. Dư thừa dưỡng chất cũng có thể ảnh hưởng không tốt cho mẹ và bé. Mẹ tăng cân nhiều có thể bị đái tháo đường thai kỳ, nhiễm độc thai nghén…Con thừa cân do mẹ bị tiểu đường dẫn đến khó sinh.
  • Trao đổi với bác sĩ để được kê vitamin bổ sung phù hợp với tình trạng của mẹ. Các vitamin bổ sung bao gồm: sắt, acid folic…
  • Tăng cường trái cây và rau củ. Hạn chế thức ăn nhanh. Cố gắng ăn đủ dinh dưỡng nhưng cũng hạn chế trái cây ngọt.
  • Uống đủ nước (2,5-3l nước/24h).
  • Nếu nghén (buồn nôn hoặc nôn), mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo dinh dưỡng của hai mẹ con.

2. Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng gì?

  • Không nên uống rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác.
  • Không nên ăn các loại thịt, cá chưa chín; tiết canh; phô mai tươi. Nguyên nhân là do các loại thực phẩm này dễ bị nhiễm khuẩn, gây ảnh hưởng không tốt cho mẹ và con. Cụ thể, mẹ có thể bị ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy.
  • Cá biển cung cấp nhiều axit béo omega 3 có tác dụng phát triển trí não, tăng miễn dịch và phòng đẻ non cho thai nhi. Tuy nhiên hiện nay một số loại cá biển sâu (cá ngừ, cá thu, cá kiếm) chứa hàm lượng thủy ngân cao nên các bà bầu cũng không nên ăn nhiều. Mẹ chỉ nên ăn khoảng 300g cá biển/tuần (tuân thủ ăn chín, không ăn cá sống).
  • Không nên ăn quá nhiều. Chỉ cần tăng 30% khẩu phần ăn trong suốt thai kỳ. Mẹ tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai đều ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và con. Nó có thể dẫn đến những biến chứng trong thai kỳ và khi sinh nở (gây tiểu đường, cao huyết áp, đẻ non, đẻ khó…).
  • Trong những trường hợp đặc biệt như thai phụ thiếu cân ( ≤ 45kg) và thừa cân (≥60kg), mẹ nên tham khảo bác sĩ dinh dưỡng ngay từ những ngày đầu mang thai. Bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn mẹ có một chế độ dinh dưỡng phù hợp tốt nhất cho bản thân và bé yêu.

Chúc các mẹ và bé an toàn và hạnh phúc.

Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé –Đặng Thúy Hằng

Phòng đào tạo và tư vấn – BiboCare

Website tổng hợp từ nguồn internet nên bạn vui lòng liên hệ tác giả của bài viết. Chúng tôi tuyên bố miễn trách nhiệm cộng đồng về nội dung chia sẽ!

Nguồn: Biomart

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *