Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu rất quan trọng vì đây là giai đoạn khởi đầu cho sự phát triển của bào thai. Trong khi đó cơ thể mẹ cũng đang trải qua hàng loạt các thay đổi và đối mặt với tình trạng ốm nghén mệt mỏi. Do đó, mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì để khỏe mạnh, dễ chịu mà bé phát triển tốt là câu hỏi được rất nhiều ba mẹ quan tâm. Hãy cùng bác sĩ BiboMart tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!
1. Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
1.1. Năng lượng
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần 2300 – 2400 kcal/24h. Nhu cầu năng lượng này nên được đảm bảo bởi chế độ ăn cân đối, đa dạng thực phẩm và đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
1.2. Protein
Để đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai, mẹ nên ăn khoảng 200 – 250g thịt, cá mỗi bữa (tương đương 90g protein).
1.3. Acid folic
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần 400 – 600 mcg acid folic mỗi ngày để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống bào thai. Acid folic có nhiều trong các thực phẩm như: súp lơ, đậu đỏ, măng tây, ngũ cốc, thịt gia cầm…
1.4.Canxi
Mẹ sẽ cần khoảng 1000 mg canxi/24h trong 3 tháng đầu để việc hình thành hệ xương, răng của trẻ được tốt nhất. Canxi có nhiều trong sữa và chế phẩm từ sữa, tôm, cá, cua, rau xanh, đậu đỗ…
1.5. Các loại vitamin và khoáng chất
3 tháng đầu, mẹ cũng cần phải đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất trong chế độ dinh dưỡng. Vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau xanh và củ quả.
2. Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì?
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm sau:
2.1. Cá hồi
Trong cá hồi rất giàu omega – 3, vitamin D và canxi giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Tuy nhiên mẹ không nên ăn nhiều hơn 300g cá hồi/ tuần để đảm bảo an toàn vì trong cá hồi có chứa một lượng nhỏ thủy ngân.
2.2. Măng tây
Măng tây là thực phẩm rất giàu acid folic.
2.3. Các loại trái cây và rau xanh
Các loại trái cây và rau xanh rất dồi dào vitamin và khoáng chất. Loại thực phẩm này sẽ giúp mẹ phòng ngừa táo bón và tăng sức đề kháng.
2.4. Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều canxi, lợi khuẩn và giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ.
2.5. Trứng
Trứng rất giàu đạm và vitamin D, tuy nhiên mẹ chỉ nên ăn khoảng 3 – 4 quả trứng/ tuần.
2.6. Thịt đỏ
Ngoài việc cung cấp chất đạm, trong các loại thịt đỏ còn có nhiều các khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm… Ăn nhiều thịt đỏ sẽ giúp mẹ phòng ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
3. Mẹ bầu nên hạn chế ăn những thực phẩm nào trong 3 tháng đầu?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ cũng cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số loại thực phẩm mẹ nên bỏ khỏi thực đơn hàng ngày.
3.1. Dứa
Dứa có chứa các bromelain. Đây là một loại enzyme có khả năng gây nên hiện tượng co thắt tử cung, làm mềm cổ tử cung, tăng nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, enzyme bromelain cũng gây ức chế quá trình cầm máu, dẫn đến chảy máu bất thường ở mẹ bầu.
3.2. Cua, ghẹ
Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều cua, ghẹ với tần suất liên tục có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, dị ứng…
3.3. Nha đam
Nha đam có chứa anthraquinone – một chất kích thích hệ tiêu hóa và gây tiêu chảy. Bên cạnh đó, nếu sử dụng nha đam quá nhiều có thể dẫn đến xuất huyết vùng chậu, đe dọa đến sự an toàn của thai kỳ.
3.4. Gan động vật
Nếu mẹ bầu ăn nhiều gan động vật sẽ dẫn tới tích tụ nhiều retinol, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
3.5. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh có nhiều papain – một loại enzyme có khả năng gây co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non của mẹ. Đồng thời trong đu đủ xanh cũng chứa nhiều hợp chất latex làm cho mẹ bầu dễ dị ứng và rối loạn tiêu hóa.
3.6. Chùm ngây
Chùm ngây có chứa alpha sitosterol có thể dẫn tới sảy thai.
3.7. Các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, café… làm tăng nguy cơ sảy thai, gây dị tật thai nhi, em bé chậm phát triển.
3.8. Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Khi mang thai, mẹ nên tránh ăn các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá kình, cá ngừ, cá thu… Nguyên nhân là do thủy ngân nếu đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển hệ thần kinh ở thai nhi.
3.9. Muối
Chế độ ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật…
3.10. Thực phẩm sống
Thực phẩm sống có thể bị nhiễm toxoplasma gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh việc quan tâm đến mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì và không nên ăn gì, mẹ bầu cần chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để hạn chế hiện tượng buồn nôn do ốm nghén. Mẹ chú ý kết hợp đa dạng các loại thực phẩm để đỡ gây cảm giác chán ăn. Ngoài ra, mẹ cũng nên tập những bài tập thể dục an toàn và phù hợp tuổi thai để tiêu hóa tốt hơn, giảm ốm nghén, ăn ngon. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh, an toàn!
Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé BiboCare
Phòng đào tạo và tư vấn – BiboCare
Website tổng hợp từ nguồn internet nên bạn vui lòng liên hệ tác giả của bài viết. Chúng tôi tuyên bố miễn trách nhiệm cộng đồng về nội dung chia sẽ!
Nguồn: Biomart