Đau lưng là triệu chứng thường gặp trong thai kỳ. Vậy đau lưng có phải là dấu hiệu mang thai hay không? Xem ngay để giải đáp thắc mắc nhé
“Đau lưng có phải dấu hiệu mang thai không?” là thắc mắc chung của nhiều chị em khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện khác thường này. Cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids tìm hiểu các dấu hiệu mang thai thường gặp để được giải đáp nhé!
1Đau lưng có phải dấu hiệu mang thai không? Làm sao để nhận biết?
1.1. Đau lưng có thể là dấu hiệu mang thai sớm
Đau lưng là một trong các dấu hiệu mang thai sớm, có thể xuất hiện vào những tuần đầu tiên và tăng dần lên ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Tùy vào thể trạng mỗi người mà mức độ đau lưng và triệu chứng ở các mẹ bầu sẽ khác nhau, một số biểu hiện thường gặp như:
- Cảm thấy đau nhức hoặc bị mỏi ở các đốt sống ngang thắt lưng và phần lưng dưới.
- Đau ở phần khớp nối giữa xương cùng và xương chậu.
- Đau lưng đi kèm với cảm giác buồn nôn, đau đầu, ợ chua.
- Đau lưng vào ban đêm nhiều hơn ban ngày.
Đau lưng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm
Tuy nhiên, để xác định “Đau lưng có phải dấu hiệu mang thai không?” thì chị em nên theo dõi và căn cứ thêm vào các biểu hiện thay đổi khác của cơ thể. Nếu nghi ngờ mình mang thai, chị em có thể kiểm tra bằng que thử thai tại nhà (nếu que thử thai 2 vạch thì tỷ lệ cao là mang thai) hoặc đến các cơ sở y tế chuyên khoa thực hiện xét nghiệm nồng độ beta HCG để có kết quả chính xác nhất.
1.2. Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai
Đau lưng khi mang thai là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra do một số nguyên nhân chủ yếu như:
- Sự thay đổi hormone trong thai kỳ: Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thường tiết ra hormone Relaxin để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Việc này làm dây chằng giãn ra, cột sống bị ảnh hưởng tạo ra những cơn đau lưng, nhức mỏi.
- Sự phát triển của thai nhi: Kích thước và cân nặng thai nhi ngày càng tăng sẽ gây áp lực lên cột sống của các mẹ bầu khiến tình trạng đau lưng xảy ra thường xuyên hơn.
- Stress: Nhiều chị em cảm thấy lo lắng, thậm chí trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu vì chưa thể thích nghi với những thay đổi. Tình trạng này kéo dài cũng khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ và xuất hiện các cơn đau lưng.
Đau lưng khi mang thai xảy ra do nhiều nguyên nhân và có thể tiếp diễn đến hết thai kỳ
Xem chi tiết: Tìm hiểu bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn WHO 2022
1.3. Các dấu hiệu đi kèm với đau lưng xác định mang thai chính thức
Một số biểu hiện đi kèm dưới đây có thể giúp chị em phụ nữ xác định đau lưng có phải dấu hiệu mang thai không:
- Chậm kinh: Dấu hiệu này thường xuất hiện vào những tuần đầu tiên sau khi thụ thai. Quá trình xây tổ và phát triển của thai nhi sẽ làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt cho đến vài tuần khi sinh xong.
Xem chi tiết: Mách bạn 9 dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều
- Cảm giác buồn nôn: Một số triệu chứng của ốm nghén như buồn nôn, nhạt miệng, thay đổi khẩu vị,… thường xuất hiện khi thai nhi 6 tuần tuổi do sự thay đổi của các hormone trong cơ thể mẹ bầu.
Xem chi tiết: Buồn nôn vào sáng sớm có phải mang thai không?
- Nhiệt độ cơ thể tăng: Mang thai có thể khiến nhiệt độ cơ thể mẹ bầu cao hơn khoảng 0,5 độ so với bình thường, dao động từ 36,1 đến 37,2 độ C. Biểu hiện này có thể xảy ra trước cả việc trễ kinh.
- Đi tiểu thường xuyên: Khi mang thai, tử cung sẽ ngày càng mở rộng theo kích thước của thai nhi và chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần.
- Đau đầu: Bà bầu bị đau đầu là biểu hiện khá phổ biến trong những tuần đầu tiên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự gia tăng mạnh mẽ của các hormone thai kỳ.
Bà bầu thường bị đau đầu trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ
Xem chi tiết: Đau đầu có phải dấu hiệu mang thai không? Cách phòng ngừa và giảm đau đầu khi mang thai hiệu quả
- Căng tức ngực: Hầu hết chị em phụ nữ khi mang thai sẽ cảm thấy một số thay đổi ở ngực. Các tuyến sữa mở rộng, mô mỡ tăng lên khiến ngực của bà bầu trở nên căng và đau nhức.
- Sự bất thường của dịch tiết âm đạo: Âm đạo sẽ sản sinh ra nhiều chất dịch màu trắng hoặc màu vàng nhẹ hơn so với bình thường để điều tiết cơ thể và thích nghi với những thay đổi khi mang thai.
Xem chi tiết: Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai không? Nhận biết bằng cách nào?
2Đau lưng khi mang thai có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mặc dù đau lưng là tình trạng thường gặp khi mang thai nhưng mẹ bầu cũng cần theo dõi cẩn thận các triệu chứng để kịp thời xử lý, tránh nguy cơ xuất hiện dấu hiệu sinh non, sẩy thai,…
Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy một số biến chứng như:
- Đau lưng đi kèm với các biểu hiện bất thường như ra máu âm đạo, đau tức bụng dưới.
- Cảm giác đau buốt hay nóng rát khi đi tiểu.
- Các cơn đau lưng dữ dội và kéo dài không dứt.
- Đau lưng lan rộng ra khắp vùng mông, đùi, cẳng chân.
Mẹ bầu cần theo dõi các triệu chứng đau lưng khi mang thai để kiểm soát các nguy cơ
3 tháng đầu tiên là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cũng cần quan tâm đến khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc 3 tháng đầu để kiểm tra kịp thời phát hiện các nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ, tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.
Xem chi tiết: 11 lần khám trong lịch khám thai định kỳ, mẹ bầu nên nằm lòng
3Làm sao để giảm đau lưng khi mang thai?
Bên cạnh việc xác định đau lưng có phải dấu hiệu mang thai, chị em cũng nên biết cách giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả.
- Chườm ấm hoặc chườm lạnh: Thực hiện chườm ấm hoặc lạnh trong khoảng 20 phút mỗi lần ở vùng thắt lưng cũng là cách giảm đau lưng tại nhà khá hiệu quả mà mẹ bầu nên áp dụng thử.
- Thực hiện các động tác giảm đau lưng cho bà bầu:Một vài bài tập thể dục cho mẹ bầu có thể giúp thư giãn cơ lưng, giảm áp lực tại các đốt sống, cải thiện tuần hoàn máu và giảm đau lưng hiệu quả.
Thực hiện một số động tác hỗ trợ cơ lưng sẽ giúp giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả
- Trị liệu thần kinh cột sống cho mẹ bầu: Đây là phương pháp nắn chỉnh cột sống bằng tay để điều chỉnh các sai lệch trong cấu trúc cột sống, từ đó làm giảm các cơn đau nhức mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
- Vật lý trị liệu chữa đau lưng khi mang thai: Vật lý trị liệu sẽ xoa dịu các cơn đau lưng hiệu quả và giúp cơ thể mẹ bầu thêm dẻo dai.
4Cách phòng ngừa đau lưng khi mang thai hiệu quả
Chị em có thể áp dụng những cách dưới đây để phòng ngừa tình trạng đau lưng khi mang thai:
- Thay đổi tư thế: Hãy cố gắng điều chỉnh tư thế ngồi, đứng và tư thế ngủ sao cho thoải mái nhất, tránh tạo thêm áp lực cho cột sống và phần thân dưới.
- Không ăn quá nhiều: Không ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh tăng cân đột ngột gây áp lực cho cơ lưng và vùng xương chậu.
- Không đi giày cao gót: Chị em nên hạn chế đi giày cao gót trong suốt quá trình mang thai để giữ an toàn cho cả mẹ và bé.
- Không mang đồ nặng: Mang vác đồ nặng sẽ tăng áp lực lên cột sống và làm xuất hiện các cơn đau lưng.
- Bổ sung canxi và magie: Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm chứa nhiều magie và canxi cho bà bầu như rau xanh, các loại đậu, sữa, thực phẩm chức năng,… để giúp kiểm soát các cơn co thắt khi mang thai
- Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng: Bà bầu cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và hạn chế các nguy cơ gây đau lưng.
Hy vọng bài viết trên đây của AVAKids đã giúp chị em có căn cứ xác định đau lưng có phải dấu hiệu mang thai không? Đồng thời, thông tin trên cũng cung cấp thêm một số cách phòng ngừa và giảm đau lưng khi mang thai hữu hiệu.
Ngọc Nguyễn tổng hợp
Ngọc Hà kiểm duyệt
- Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không? Nên làm gì để giảm đau nhũ hoa?
- Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không?
- Thèm ăn có phải dấu hiệu mang thai? Cách kiểm soát cảm giác thèm ăn khi mang thai
Theo: Avakids